Mỗi dịp tết đến, xuân về, những người phụ nữ gia đình phải tất bật lo toan cho công đoạn nấu nướng, dâng hương ông bà. Hiểu được sự vất vả ấy, Sen đi đâu sẽ chia sẻ ngay bí kíp nấu ăn chuẩn vị ngày tết. Các bạn hãy note lại ngay nhé, để tết này việc nấu nướng trở nên đơn giản, nhẹ nhàng hơn nào!

Bí quyết luộc gà cúng nguyên con

Gà luộc nguyên con là vật phẩm dâng hương cúng ông bà không thể thiếu trong dịp tết đến xuân về. Nhưng làm thế nào để gà cúng đẹp, có lớp vỏ vàng óng không phải ai cũng làm được. Hãy theo dõi bí kíp luộc gà cúng nguyên con đúng chuẩn của Sen đi đâu ngay sau đây nhé!

Cách chọn gà sống

Để có được món gà cúng đúng điệu, trước tiên bạn phải quan tâm đến công đoạn chọn gà. Phải chọn được chú gà trống có mào nhô cao, đỏ tươi, lông óng mướt, khỏe mạnh. Dùng tay sờ vào da gà, đảm bảo da mềm mỏng, thịt sẵn chắc là được. Gà cúng bạn chỉ nên chọn con tầm 1,2kg – 1,4kg là vừa. Đừng lựa những con quá to sẽ khó khăn trong việc bày biện, hoặc quá nhỏ thì không đảm bảo thịt.

Cách chọn gà sống ngon
Cách chọn gà sống ngon (Nguồn: Internet)

Nên mua gà về 2-3 ngày trước khi thịt, đảm bảo được thả rong vào chuồng. Tránh tình trạng cột dây làm máu tụ, thịt gà sẽ khi luộc sẽ không được màu vàng óng.

Cách buộc gà cúng đẹp

Buộc gà cúng cánh tiên

Cách buộc gà cúng cánh tiên
Cách buộc gà cúng cánh tiên (Nguồn: Internet)

Đây là cách buộc được ứng dụng nhiều nhất trong các mâm cơm dâng ông bà. Gà buộc cánh tiên phải đảm bảo: đầu gà ngẩng lên cao, cánh gà xòe ra 2 bên.

Cánh gà dùng dao khứa nhẹ, sau đó đan chúng lại sao cho khớp với nhau là được. Đầu gà phải lòng vào giữa 2 cánh, rồi dùng dây lạt buộc lại để cố định. Còn chân gà dùng dao khứa vào, rồi nhét vào bụng.

Cách tạo dáng gà luộc cánh bay

Cách buộc gà cúng cánh bay
Cách buộc gà cúng cánh bay (Nguồn: Internet)

Với kiểu dáng này thì đơn giản hơn nhiều, không quá khéo léo bạn vẫn có thể thực hiện nhanh chóng. Bạn chỉ cần bẻ 2 cánh gà về sau, rồi vắt lên lưng, sau cùng dùng dây buộc lại để cố định phần khớp cánh là được.

Lưu ý: Không nên buộc dây quá chặt, sẽ dễ làm da gà rách ra.

Cách luộc gà đúng chuẩn – bí kíp nấu ăn chuẩn vị

Nguyên liệu cần chuẩn bị

  • Gừng, muối, hành tím, bột nghệ, hạt nêm
  • Nồi lớn để luộc gà

Tiến hành luộc gà

  • Gà trước khi luộc đảm bảo đã vặt lông, mổ sạch sẽ. Để khử mùi hôi, nên xát muối vào toàn bộ con gà rồi rửa lại bằng nước sạch.
  • Muốn gà có màu vàng đẹp, phải xát bột nghệ toàn bộ gà rồi để trong 5 phút.
  • Đặt gà vào nồi, để sao cho phận bụng gà hướng xuống dưới. Sau đó đổ nước sạch vào nồi đến khi nào ngập gà là được. Rồi đun gà trên lửa to, để không bị tình trạng đỏ xương.
  • Tiếp đến cho lần lượt hành tím, vài củ hành, vài lát gừng, hạt nêm và 1 muỗng cà phê muối.
  • Đun đến khi nước sôi thì để khoảng 5 phút, sau đó vặn nhỏ lửa, rồi đun tiếp 5 phút nữa tắt bếp là vừa.
  • Để kiểm tra gà chín hay chưa thì dùng tăm xiên vào đùi gà, nếu nước chảy ra là màu trắng thì có nghĩa gà đã chín
  • Khi đó vớt ra ngoài nước lạnh, đến khi gà nguội hẳn thì tiến hành bày lên đĩa.
Luộc gà cúng nguyên con đẹp đúng chuẩn
Luộc gà cúng nguyên con đẹp đúng chuẩn (Nguồn: Internet)

Gà cúng luộc đạt chuẩn như thế nào?

  • Gà có màu vàng óng, căng mướt, đẹp mắt
  • Phần da gà giòn, không bị khô, nát
  • Gà có thế dáng đẹp, da không bị tuột ra

Cách bày mâm ngũ quả đúng phong tục truyền thống

Các bạn nữ nào muốn lấy lòng mẹ chồng hoặc gia đình chồng tương lai thì lượm ngay bí kíp bày biện mâm ngũ quả này ngay nhé!

Ý nghĩa mâm ngũ quả ngày tết

Từ xa xưa, dâng mâm ngũ quả thể hiện lòng hiếu thảo đối với tổ tiên vào mỗi dịp tết đến. Bên cạnh đó ngũ quả tượng trung cho ngũ hành: kim – mộc -thủy – hỏa – thổ. Thể hiện sự thuận hòa trời đất, phát triển vững mạnh.

Mâm ngũ quả cũng tượng trưng cho sự an khang, thịnh vượng. Một năm mới đủ đầy, sum vầy, no ấm.

Bày mâm ngũ quả miền Bắc

Những loại trái cây cần cho mâm ngũ quả truyền thống miền Bắc: chuối, bưởi, đào, hồng và quýt

Cách bày mâm ngũ quả miền Bắc
Cách bày mâm ngũ quả miền Bắc (Nguồn: Internet)

Mâm ngũ quả miền Nam có gì?

Những loại quả thường thấy trên mâm người miền Nam là: mãng cầu, dừa, đu đủ, xoài, sung. Đặc biệt, miền Nam thường chưng thêm cặp dưa hấu đỏ, tượng trưng cho lòng trung nghĩa, trinh tiết.

Cách bày mâm ngũ quả miền Nam
Cách bày mâm ngũ quả miền Nam (Nguồn: Internet)

Mâm ngũ quả miền Trung

Mâm ngũ quả miền Trung được pha hòa 2 miền Nam – Bắc nên đa dạng và phong phú hơn. Với các loại quả như: chuối, mãng cầu, sung, dừa, đu đủ, xoài… 

Cách bày mâm ngũ quả miền Trung
Cách bày mâm ngũ quả miền Trung (Nguồn: Internet)

Mỗi cùng miền khác nhau, sẽ có cách bày biện mâm ngũ quả khác nhau. Dù như thế nào, vẫn giữ được nét đặc trung và ý nghĩa sau cùng của nó. Đó là 1 lòng hiểu kính ông bà, cha mẹ, tổ tiện. Sau là cầu mong 1 năm mới sung túc, no ấm, anh em thuận hòa.

Sen đi đâu đã chia sẻ bí kíp nấu ăn chuẩn vị ngày tết cho tất cả các bạn. Hy vọng rằng, tết năm nay bạn sẽ có nhiều thời gian để du lịch và có những bộ ảnh hạnh phúc bên gia đình. Chúc bạn và gia đình sẽ luôn khỏe mạnh và tràn ngập may mắn trong năm mới.

Xem thêm:

>>> Cách làm mứt hạt sen ngày tết